Stress ảnh hưởng kinh khủng không chỉ đến sức khỏe mà còn với cả làn da của chúng ta. Các chị em có thắc mắc những ảnh hưởng đó là gì không? Hãy cùng tìm hiểu danh sách 12 tác hại của stress đến sắc đẹp trong bài viết sau.
Bạn có để ý sau thời gian bị căng thẳng quá mức, làn da cũng dần bị xỉn màu. Vậy đâu là nguyên nhân?
Stress trong thời gian dài là nguyên nhân làm cortisol và hormone MSH trong cơ thể gia tăng bất thường. Trong khi đó, hormone MSH lại có khả năng kích thích gia tăng sản xuất Melanin, từ đó gây ra tình trạng sạm nám.
Chưa dừng lại ở đó, căng thẳng quá mức còn giải phóng nhiều androgen từ tuyến thượng thận. Nội tiết tố này làm tăng hoạt động của tuyến bã nhờn trên da, dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành mụn trứng cá. Sau khi hết mụn, bạn còn phải đối mặt với những vết thâm “xấu xí” trên da. Chính vì thế, stress chính là “tội đồ” khiến xuất hiện làn da trở nên xỉn màu, thiếu sức sống và chi chít những vết thâm sau mụn.
Làn da của bạn sẽ không còn được tươi tắn sau thời gian bị stress “tấn công”
Căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi thường xuyên khiến máu không được lưu thông. Do đó da không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và oxy. Lúc này da không chỉ trở nên khô mà còn thiếu sức sống, nhanh lão hóa, hình thành quầng thâm ở dưới mắt.
Lớp sừng là lớp ngoài cùng của da. Nó chứa protein và lipid – đóng vai trò quan trọng trong việc giữ nước cho các tế bào da của bạn. Ngoài ra, lớp sừng cũng hoạt động như một hàng rào bảo vệ da bên dưới. Khi lớp sừng của da bạn gặp vấn đề, da của bạn có thể trở nên khô hơn.
Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí Inflammation & Allergy Drug Targets năm 2014, căng thẳng làm suy yếu chức năng rào cản của lớp sừng và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng giữ nước của da và khiến da trở nên khô đi đáng kể. Trong đó, những người có da khô là đối tượng rất dễ gặp tình trạng này.
Căng thẳng gây ra những thay đổi đối với protein trong da và làm giảm độ đàn hồi của da. Sự mất độ đàn hồi này có thể góp phần hình thành nếp nhăn. Căng thẳng cũng có thể dẫn đến việc nhíu mày lặp đi lặp lại và hành động này cũng có thể góp phần hình thành nếp nhăn quanh mắt.
Bên cạnh làm da đổ nhiều dầu, cortisol còn làm tăng huyết áp, đường huyết. Đây là nguyên nhân gây nên sự phân hủy protein, từ đó khiến da trở nên mỏng đi và dễ bị tổn thương hơn (bầm, trầy, xước…). Ngoài ra, những tổn thương này có thể mất gấp đôi thời gian để lành, thay vì chỉ mất vài ngày.
Đây là một trong những tác hại hàng đầu của stress ảnh hưởng đến da. Khi căng thẳng kéo dài, tình trạng rối loạn cân bằng vi khuẩn đường ruột sẽ xảy ra và làm tổn hại đến khả năng đề kháng của làn da. Điều này có nghĩa là khi không được kiểm soát, stress sẽ gây rối loạn da, từ cản trở da tự điều chỉnh và giữ cân bằng, cuối cùng phát sinh nhiều bệnh.
Stress kéo dài khiến làn da giảm sức đề kháng, dễ bị kích ứng với các tác nhân từ môi trường bên ngoài
Khi bạn cảm thấy stress, cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều hormone cortisol hơn. Cortisol khiến một phần não của bạn được gọi là vùng dưới đồi sản xuất ra hormone giải phóng corticotropin (CRH). CRH được cho là kích thích lỗ chân lông đổ dầu nhiều hơn. Việc sản xuất quá nhiều dầu thừa có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và dẫn đến mụn. Chính vì thế, người có da nhờn thường bị đổ dầu và bị mụn nhiều hơn khi bị căng thẳng.
Khi đề kháng của da bị suy giảm, làn da sẽ có nguy cơ mắc các bệnh như nổi mề đay, vẩy nến, eczema, viêm da, rosacea… Vì thế không có gì lạ khi da bạn sẽ gặp nhiều vấn đề khi bạn trải qua một tuần đầy áp lực.
Rosacea (chứng đỏ mặt) là một trong những tác hại của stress đến sắc đẹp
Nếu đã có sẵn các vấn đề về da trước đó (chàm, vảy nến…), căng thẳng sẽ khiến quá trình da phục hồi lâu hơn. Thậm chí, các vấn đề này cũng có thể trở nên tồi tệ hơn một cách đột ngột. Vì thế, nếu tự nhiên các triệu chứng xấu đi đột ngột, bạn có thể xem xét nguyên nhân phát ban do stress.
Bộ não luôn có mối quan hệ mạnh mẽ với các đầu dây thần kinh trên da. Khi lo lắng, căng thẳng xuất hiện, phản ứng căng thẳng của cơ thể bạn có thể trở nên quá tải. Điều này có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh của bạn và gây ra các triệu chứng cảm giác như bỏng hoặc ngứa da. Những triệu chứng stress ảnh hưởng đến da này có hoặc không có dấu hiệu rõ ràng.
Bạn có thể trải nghiệm cảm giác này ở bất cứ đâu trên da, bao gồm cả cánh tay, chân, mặt và da đầu. Những cơn ngứa có thể không liên tục hoặc xuất hiện khá dai dẳng. Ngoài ra, cơn ngứa có thể xảy ra cùng lúc với các triệu chứng lo lắng hoặc có thể xảy ra riêng lẻ.
Vào năm 2003, một nghiên cứu của Đại học Stanford được công bố trên Archives of Dermatology cho thấy sinh viên đại học bị nổi mụn trong các kỳ thi – giai đoạn mà họ bị căng thẳng nhiều hơn so với giai đoạn không kiểm tra. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng mức độ nghiêm trọng của mụn có mối tương quan mật thiết với việc gia tăng căng thẳng.
Hầu hết mọi người điều biết tia cực tím sẽ gây ra nguy cơ ung thư da. Và nguy cơ này sẽ bị gia tăng hơn nữa nếu bạn bị căng thẳng. Điều này đã được chứng minh thông qua nghiên cứu trên chuột của Đại học Johns Hopkins và và Đại học Yale (Mỹ).
Căng thẳng có mức “tàn phá” khủng khiếp đối với sắc đẹp. Vì thế, làm thế nào để kiểm soát và khắc phục tác hại của stress rất quan trọng. Dưới đây là một số mẹo để bạn có thể giảm bớt căng thẳng hiệu quả:
RiTANA là viên uống có tác dụng hỗ trợ làm mờ sạm nám, trẻ hóa da và nâng tông da trắng sáng từ bên trong. Để đạt được điều này, RiTANA đã kết hợp những thành phần làm đẹp da hàng đầu hiện nay như Pomegrante (chiết xuất từ Lựu), tinh chất Sakura (tinh chất hoa anh đào), tinh chất P. Leucotomos, Collagen… Ngoài ra, sản phẩm còn chứa các tinh chất giúp chống oxy hóa, chống gốc tự do, góp phần hỗ trợ giảm stress và cải thiện các vấn đề stress ảnh hưởng đến da. Nhờ đó, chỉ sau thời gian sử dụng RiTANA, bạn không chỉ cảm thấy thoải mái, yêu đời hơn mà làn da cũng đẹp lên trông thấy.
Như vậy áp lực công việc, gia đình, tuổi tác…. khiến cho stress luôn thường trực trong cuộc sống hiện nay. Thế nhưng, bạn không nên chủ quan với những tác hại của stress đến sắc đẹp và sức khỏe. Thay vào đó, bạn nên cố gắng kiểm soát những lo lắng, phiền muộn, mệt mỏi… của bản thân. Nếu sau một thời gian mà stress cũng như các vấn đề về da gây ra bởi stress không thuyên giảm, bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra và có liệu trình điều trị hợp lý.
Collagen tươi có nhiều dạng như serum, kem bôi hoặc mặt nạ được dùng trực tiếp lên da. Giá thành của những sản phẩm này khá cao, tuy nhiên hiệu quả sử dụng có tốt không vẫn không ai có thể đảm bảo. 1. Collagen tươi là gì? Nhìn chung trên thị trường, Collagen tươi được hiểu là loại Collagen có thể bôi trực tiếp lên da. Nó được quảng cáo có cấu trúc tương đồng với làn da của...
Mặt nạ dưỡng da có hạn sử dụng không? Sử dụng mặt nạ hết hạn bị gì? Nếu chẳng may đắp mặt nạ hết hạn làn da của bạn sẽ bị nổi mụn, kích ứng nặng nề. Nếu đã từng chú trọng việc chăm sóc da và đã sử dụng qua nhiều sản phẩm mặt
Như hầu hết các chị em, cận Tết, Hoa hậu Hà Kiều Anh và Hoa hậu Khánh Vân đều rất bận rộn chăm sóc gia đình, trang hoàng nhà cửa, tham gia buổi tiệc cuối năm… và cả những “thử thách” phía trước mang tên thịt mỡ, bánh chưng, kẹo mứt... Ấy vậy mà các nàng hậu vẫn luôn xuất hiện với làn da tươi tắn, căng mịn, trắng hồng rạng rỡ. Liệu họ có “bí kíp” dưỡng nhan nào...
Retinol là gì? Retinol có tác dụng gì? Retinol có thực sự mang lại hiệu quả không? Đây đều là những câu hỏi nhận được sự quan tâm lớn của chị em phụ nữ. Cùng RiTANA khám phá trong bài viết bên dưới nhé. Mục lục1. Stress ảnh hưởng đến da như thế nào?1.1. Stress
Mặt nạ bột sắn dây được xem là bí quyết chăm sóc da khỏe đẹp, đơn giản và tiết kiệm chi phí tại nhà được nhiều chị em áp dụng. Về cơ bản, bột sắn dây là nguyên liệu chứa nhiều dưỡng chất, có công dụng làm sạch da, ngừa mụn và duy trì vẻ
Xịt khoáng nhiều có tốt không? Xịt khoáng là một loại sản phẩm chăm sóc da, giúp cấp ẩm và làm dịu da nhanh chóng. Thế nhưng việc dùng xịt khoáng quá nhiều có thể gây ra tác dụng ngược và gây hại cho làn da. Mục lục1. Stress ảnh hưởng đến da như thế