14 cách trị nám gò má tại nhà đơn giản được nhiều người áp dụng

15:57 20/09/2023

Các mảng nám xuất hiện ở hai bên gò má gây ảnh hưởng rất nhiều đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt, khiến chị em mất tự tin khi giao tiếp với mọi người. Để cải thiện tình trạng này, chị em đã tìm hiểu và áp dụng đủ mọi phương pháp khác nhau, trong đó các cách trị nám gò má tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên khá được ưa chuộng. Nếu muốn hiểu rõ hơn về điều trị nám gò má đơn giản nhưng không kém phần hiệu quả, bạn có thể tham khảo bài viết sau đây.

Cách trị nám gò má

Nám gò má là gì? Biểu hiện thế nào?

Nám da là tình trạng rối loạn tăng sắc tố da, xảy ra khi sắc tố melanin sản sinh quá mức dẫn đến xuất hiện các đốm hoặc mảng da sậm màu. Theo đó, nám gò má là tình trạng da tăng sắc tố melanin tập trung ở vùng gò má, làm xuất hiện các vết nám màu nâu hoặc đen trên vùng gò má. Nám gò má thường xuất hiện ở phụ nữ, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai hoặc sau sinh.

Biểu hiện của nám gò má bao gồm:

  • Vùng da 2 bên gò má xuất hiện các đốm da có màu nâu nhạt, nâu đậm hay đen sẫm, kích thước to nhỏ không đều; hoặc có thể là một mảng nâu đậm màu hơn vùng da xung quanh
  • Tình trạng nám có thể nghiêm trọng hơn nếu da tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời.

Để ngăn ngừa và điều trị nám gò má hiệu quả, cần xác định được nguyên nhân gây nám. Nám da nếu để kéo dài, trở nên nghiêm trọng sẽ gây khó khăn trong việc điều trị, thậm chí không thể loại bỏ hoàn toàn.

Nguyên nhân chính gây nên nám gò má

Hiểu rõ nguyên nhân gây nên nám vùng gò má là một yếu tố quan trọng giúp chị em lựa chọn được cách trị nám 2 bên gò má hiệu quả. Sau đây là một số nguyên nhân chính gây nám gò má.

1. Do di truyền

Melanin là yếu tố quyết định màu sắc của da, tóc và mắt. Các yếu tố di truyền có thể làm tăng hoạt động của tế bào biểu bì tạo sắc tố melanocytes hoặc tăng sự nhạy cảm của da với các tác động từ môi trường, góp phần vào việc hình thành nám gò má. Vì vậy, người có nguy cơ cao bị nám gò má thường có thành viên trong gia đình cũng mắc phải tình trạng này. Theo thông tin đăng tải trên trang tin y tế Medical News Today (Mỹ), có tới 50%  người bị nám da cho biết họ hàng thân thiết của họ cũng bị tình trạng này. (1)

2. Do rối loạn nội tiết

Sự thay đổi hoặc mất cân bằng các hormone trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất melanin và dẫn đến nám gò má. Rối loạn nội tiết trong giai đoạn thai kỳ, giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, sử dụng thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc tránh thai, rối loạn tuyến giáp, các loại rối loạn nội tiết khác (rối loạn tuyến yên, tăng hormone cortisol) là nguyên nhân gây nám hàng đầu ở nữ giới.

nám vùng má do rối loạn nội tiết

Giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh có thể làm thay đổi hoặc mất cân bằng các hormone trong cơ thể, dẫn đến hình thành nám gò má

3. Do rối loạn melanin

Các yếu tố môi trường như ánh sáng mặt trời, hormone, stress và sử dụng mỹ phẩm không phù hợp có thể tác động gây tăng sản xuất melanin, làm rối loạn điều tiết melanin hoặc rối loạn hoạt động của tế bào melanocyte góp phần vào sự hình thành nám gò má.

4. Do căng thẳng, stress kéo dài

Căng thẳng, stress kéo dài khiến cơ thể tăng tiết  cortisol, được biết đến là “hormone căng thẳng”. Tăng cortisol có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất melanin của tế bào melanocyte trong da và góp phần vào việc hình thành nám gò má.

Thêm vào đó, căng thẳng và stress kéo dài có thể kích thích các phản ứng viêm trong cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe làn da. Ngoài ra, căng thẳng và stress cũng góp phần vào việc tăng sự nhạy cảm của da với ánh sáng mặt trời từ đó gây nám, tàn nhang.

5. Do ảnh hưởng từ bên ngoài

Các yếu tố từ bên ngoài như ánh sáng mặt trời, ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử, chấn thương hoặc viêm da, sử dụng mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc da không phù hợp, tiếp xúc với hóa chất thường xuyên cũng có thể dẫn đến đến nám da.

Đối tượng dễ bị nám gò má

Những đối tượng có nguy cơ cao bị nám gò má có thể kể đến như:

  • Phụ nữ ngoài 30 tuổi, phụ nữ mang thai và sau sinh, phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh – kinh.
  • Người có người thân trong gia đình bị nám gò má
  • Người thường xuyên làm việc ngoài trời hoặc tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài.
  • Người có chế độ dinh dưỡng kém.
Đối tượng dễ bị nám vùng gò má

Làm việc ngoài trời hoặc tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời có thể tăng nguy cơ bị nám gò má

Mặc dù các đối tượng trên có nguy cơ bị nám gò má cao hơn bình thường, nhưng bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể mắc phải tình trạng này. Do đó, bạn cần lưu ý bảo vệ da khỏi ánh sáng mặt trời, duy trì lối sống lành mạnh và chăm sóc da đúng cách để giảm nguy cơ bị nám gò má.

Bị nám gò má có chữa được không?

Nám gò má có thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng phải xác định đúng nguyên nhân gây nám và lựa chọn đúng phương pháp điều trị. Một số trường hợp, vết nám có thể tự biến mất sau khi các yếu tố gây nám không còn tồn tại, ví dụ như sau khi sinh con hoặc ngừng sử dụng thuốc tránh thai.

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị nám da hiệu quả như kem đặc trị, laser, điện di da mặt, tiêm HA, lăn kim,… Các phương pháp này có thể làm mờ vết nám và giúp da trở nên đều màu hơn.

Sau điều trị, bạn phải quan tâm đến việc chăm sóc và bảo vệ da khỏi tác động ánh sáng mặt trời, tái khám định kỳ và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để theo dõi tình trạng da và ngăn ngừa nám tái phát.

Có thể bạn quan tâm: Cách trị nám chân sâu tại nhà

Hướng dẫn cách trị nám gò má tại nhà cực kỳ đơn giản

Cách trị nám gò má tại nhà thường được nhiều chị em quan tâm vì dễ dàng thực hiện, chi phí thấp. Dưới đây là 14 cách trị nám trên gò má đơn giản mà chị em có thể tham khảo:

1. Bôi kem hoặc thuốc đặc trị theo chỉ dẫn của bác sĩ

Khi gặp vấn đề về nám gò má, chị em nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, đánh giá tình trạng da và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn sử dụng các loại kem hoặc thuốc đặc trị nám chứa các thành phần như hydroquinone, retinoic, axit azelaic, axit kojic, vitamin C hoặc các chất chống oxy hóa khác. Các thành phần này có khả năng làm giảm sản xuất melanin và làm mờ vết nám trên da.

Bôi kem đặc trị nam vùng gò má

Để đạt hiệu quả trong việc trị nám gò má bằng các loại thuốc hoặc kem bôi, chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu

2. Dùng lá tía tô để trị nám gò má

Cách trị nám gò má bằng lá tía tô được nhiều người cho là có hiệu quả, vì loại lá này có chứa các chất chống oxy hóa như flavonoid, anthocyanin, phenolic  có thể giúp làm sáng và làm mờ vết nám trên da (2). Ngoài ra, các chất chống oxy hóa trong lá tía tô có thể giúp tăng cường tuần hoàn máu và cung cấp dưỡng chất cho da, giúp tái tạo da mới và làm giảm sự xuất hiện của vết nám.

Để sử dụng lá tía tô trị nám gò má, bạn có thể thực hiện các bước sau:

  • Rửa 1 nắm lá tía tô bằng nước sạch để loại bỏ bụi bẩn và các tạp chất trên lá.
  • Giã nhuyễn hoặc dùng máy xay xay mịn lá tía tô.
  • Thoa phần lá tía tô đã chuẩn bị lên vùng da bị nám và massage nhẹ nhàng trong khoảng 10 – 15 phút.
  • Rửa sạch da bằng nước ấm sau và thực hiện các bước chăm sóc da tiếp theo.

Lưu ý, lá tía tô có thể gây kích ứng hoặc dị ứng đối với một số người. Trước khi sử dụng cách trị nám 2 bên gò má bằng lá tía tô trên mặt hãy thử nghiệm trên một phần nhỏ da trước để đảm bảo không có tác dụng phụ xảy ra.

3. Cách trị nám gò má bằng nghệ

Nghệ là một trong những nguyên liệu có mặt trong các công thức trị nám ở gò má nhờ chứa hợp chất curcumin có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa. Curcumin cũng có khả năng làm sáng da và làm giảm sự xuất hiện của các vết nám. Cách sử dụng nghệ trị nám như sau:

  • Nghệ tươi giã nhuyễn, kết hợp với một số thành phần khác như mật ong, sữa chua không đường hoặc nước chanh để tạo thành mặt nạ.
  • Thoa đều hỗn hợp nghệ lên vùng gò má và đợi khoảng 15 – 20 phút trước khi rửa sạch bằng nước ấm.
  • Thực hiện 2 – 3 lần mỗi tuần.
Cách trị nám gò má bằng nghệ

Kết hợp nghệ với một số thành phần khác như mật ong hoặc nước chanh để tạo thành mặt nạ trị nám gò má

4. Điều trị nám 2 bên gò má bằng mỡ trăn

Cách trị nám trên gò má bằng mỡ trăn được khá nhiều người “truyền tai” áp dụng. Mỡ trăn được cho là có thể cung cấp độ ẩm và dưỡng chất cho da. Nếu da bị khô, thiếu sức sống, việc cung cấp độ ẩm bằng mỡ trăn có thể làm cho da trông tươi sáng hơn, từ đó giúp làm mờ các vết nám da. Mỡ trăn thường được kết hợp với rau ngổ để tạo ra công thức giúp cải thiện tình trạng nám da.

  • Sơ chế sạch 200gr rau ngổ.
  • Mang rau ngổ đi xay nhuyễn sau đó trộn với 3 thìa mỡ trăn.
  • Làm sạch da sau đó thoa hỗn hợp lên.
  • Nghỉ ngơi, thư giãn khoảng 15 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch.
  • Thực hiện phương pháp này 2 – 3 lần/tuần để mang đến hiệu quả mong muốn.

Lưu ý, mỡ trăn có thể gây kích ứng hoặc tắc nghẽn lỗ chân lông đối với một số người. Ngoài ra, mỡ trăn không có khả năng làm giảm sản xuất melanin, một trong những nguyên nhân chính gây ra nám gò má.

5. Dùng nha đam để trị nám gò má

Aloin và aloesin trong nha đam có khả năng ức chế hoạt động của enzyme tyrosinase, một enzyme quan trọng trong quá trình sản xuất melanin. Từ đó, giúp làm giảm sự hình thành melanin, làm mờ và làm sáng vết nám trên da.

Ngoài ra, nha đam còn lọt “top” các cách trị nám da mặt vùng má  vì có khả năng làm dịu da và cung cấp độ ẩm cho da, giúp da mềm mịn và giảm khô ráp. Điều này có thể góp phần làm giảm tình trạng nám gò má và cải thiện tông màu da.

Để sử dụng nha đam trị nám gò má, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Rửa sạch 1 lá nha đam tươi, gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài, lấy phần thịt trắng bên trong, xay nhuyễn.
  • Trộn nha đam với 1 muỗng nước cốt chanh tươi và 1 muỗng mật ong tinh khiết.
  • Rửa sạch mặt sau đó hoa hỗn hợp lên da, đặc biệt là vùng da gò má.
  • Massage nhẹ nhàng để hỗn hợp thẩm thấu vào da và thư giãn khoảng 10 – 20 phút.
  • Rửa sạch da bằng nước ấm và lau khô nhẹ nhàng.
  • Sử dụng mặt nạ 2 – 3 lần/tuần để cải thiện tình trạng nám.
Trị nám vùng má bằng mật ong và nha đam

Kiên trì đắp mặt nạ nha đam 2 – 3 lần/tuần để cải thiện tình trạng nám vùng má

Trước khi đắp mặt nạ nha đam để trị nám gò má, chị em phải rửa sạch nhựa vàng và kiểm tra phản ứng trên một vùng da nhỏ ở tay hoặc cổ. Điều này giúp hạn chế tình trạng dị ứng hoặc kích ứng da với các thành phần của nha đam.

6. Trị nám gò má bằng củ riềng

Củ riềng là loại củ thuộc họ gừng chứa nhiều thành phần có thể có lợi cho da như gingerol, zingiberene  và các chất chống oxy hóa (3). Các chất này có khả năng làm dịu da, kháng khuẩn và giúp làm mờ các vết thâm nám.

Bạn có thể ép củ riềng lấy nước rồi thoa lên vùng da gò má bị nám. Ngoài ra, để tăng hiệu quả của cách trị nám gò má tại nhà này, bạn có thể kết hợp nước ép củ riềng với các thành phần khác như mật ong, nước chanh hoặc sữa tươi.

7. Cách trị nám trên gò má bằng khoai tây

Khoai tây chứa nhiều dưỡng chất và các chất chống oxy hóa có thể có lợi cho da như vitamin C, kali, vitamin B6. Các chất chống oxy hóa này giúp bảo vệ da khỏi tổn thương do tác động của các gốc tự do, góp phần giảm viêm và hỗ trợ cải thiện nám da.

  • Lấy 1 hoặc 2 củ khoai tây (tùy theo kích thước), gọt bỏ vỏ, sau đó rửa sạch.
  • Xay nhuyễn khoai tây và trộn với 1 – 2 muỗng sữa tươi không đường để tạo thành một hỗn hợp sền sệt.
  • Rửa sạch mặt sau đó đắp một lớp mỏng mặt nạ khoai tây lên.
  • Giữ mặt nạ trên da khoảng 15 – 20 phút.
  • Rửa sạch mặt bằng nước và thực hiện các bước chăm sóc da tiếp theo.

Nên trị nám gò má bằng khoai tây từ 2 – 3 lần/tuần để thấy được hiệu quả.

8. Cách trị nám da mặt vùng má bằng cà chua

Cà chua được nhiều chị em truyền tai nhau có tác dụng hỗ trợ giảm sự xuất hiện của nám gò má. Bởi vì, cà chua chứa lycopene, một chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ da khỏi tác động của tia tử ngoại và giảm sắc tố melanin. Dưới đây là cách trị nám gò má bằng cà chua:

  • 1 quả cà chua
  • ½ quả chanh
  • Ép cà chua lấy nước, sau đó trộn đều với nước cốt của ½ quả chanh.
  • Thoa đều hỗn hợp lên da để khoảng 5 phút.
  • Rửa sạch lại mặt với nước.
  • Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/tuần để thấy các vết nám mờ đi.
Cách trị nám gò má cùng chanh và cà chua

Cà chua chứa lycopene hỗ trợ bảo vệ da khỏi tác động của tia tử ngoại và giảm sự sản xuất melanin gây nám da

Chị em lưu ý, khi dùng cà chua trị nám, làn da sẽ trở nên nhạy cảm hơn. Vì vậy, cần chống nắng đầy đủ và thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài từ 15 – 20 phút.

9. Cách dùng bí xanh trị nám gò má

Bí đao chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho da. Khi kết hợp bí đao với rượu trắng sẽ tạo ra công thức kháng khuẩn giúp làm sạch da, loại bỏ cặn bẩn, bụi bẩn và tế bào chết dưới da. Từ đó, giúp làm giảm sự tích tụ của hắc sắc tố melanin và giảm nám hiệu quả, mang lại cho chị em làn da mịn màng, căng bóng. Dưới đây là cách trị nám ở gò má bằng bí xanh và rượu:

  • Chuẩn bị ½ quả bí xanh và 500ml rượu trắng nguyên chất.
  • Bí xanh, gọt bỏ vỏ và ruột, rửa sạch , cắt thành lát vừa, sau đó đặt vào nồi và đổ rượu lên sao cho bí ngập trong rượu.
  • Đun sôi rượu và bí trong 20 phút, sau đó tắt bếp và lọc bỏ bã bí để lấy nước.
  • Rửa mặt sạch và thoa hỗn hợp này lên da 2 – 3 lần, massage nhẹ nhàng để tăng cường hiệu quả.
  • Để hỗn hợp lưu trên da khoảng 20 phút, sau đó rửa mặt lại bằng nước sạch.

Lưu ý, trước khi áp dụng cách trị nám gò má tại nhà này, chị em nên thử nghiệm trên vùng da nhỏ ở cổ hoặc tay để đảm bảo không bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong hỗn hợp.

10. Trị nám gò má bằng mật ong và trà xanh

\Cách trị nám ở gò má bằng mật ong và trà xanh được nhiều chị em đánh giá cao và tin tưởng áp dụng. Bởi mật ong giàu vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa tốt cho da. Các dưỡng chất trong mật ong có khả năng cung cấp độ ẩm cho da, làm mềm và làm dịu da; đồng thời giúp làm mờ các vết thâm và đốm nâu trên da. Mật ong cũng có tính kháng khuẩn, giúp làm sạch da và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm da.

Trong khi đó, trà xanh lại chứa các hợp chất chống oxy hóa mạnh như polyphenol, catechin giúp bảo vệ da khỏi sự tổn thương do gốc tự do. Các chất chống oxy hóa trong trà xanh còn có khả năng ngăn chặn sự hình thành và phân tán các sắc tố gây nám da, giúp làm mờ các vết thâm và đốm nâu trên da. Ngoài ra, chất chống oxy hóa trong trà xanh được cho là có thể làm dịu da và làm giảm viêm, giúp da trở nên khỏe mạnh hơn.

Dưới đây là cách trị nám trên gò má bằng mật ong và trà xanh:

  • Trộn đều bột trà xanh và mật ong với tỷ lệ 1:1 để tạo thành một hỗn hợp sền sệt.
  • Làm sạch da mặt bằng nước ấm và sữa rửa mặt. Sau đó, lau khô da bằng khăn sạch.
  • Thoa đều hỗn hợp mật ong và trà xanh lên da, tập trung vào vùng gò má. Dùng đầu ngón tay hoặc cọ mềm massage nhẹ nhàng.
  • Giữ hỗn hợp trên da trong khoảng 15 – 20 phút để các thành phần trong mật ong và trà xanh thẩm thấu vào da.
  • Rửa sạch da mặt bằng nước ấm và lau khô nhẹ nhàng bằng khăn mềm.
Cách trị nám vùng da mặt bằng trà xanh

Mật ong và trà xanh chứa các hợp chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ da khỏi sự tổn thương do gốc tự do, từ đó cải thiện tình trạng nám da

Lặp lại quy trình này 2 – 3 lần mỗi tuần để đạt được hiệu quả tốt hơn. Ngoài ra, luôn nhớ làm thử trên một phần nhỏ da trước khi sử dụng để đảm bảo bạn không có bất kỳ phản ứng dị ứng nào với mật ong hoặc trà xanh.

11. Dùng vỏ chuối trị nám gò má

Vỏ chuối là nguồn cung cấp vitamin, chất chống oxy hóa, axit amin, kẽm và kali, giúp ngăn chặn sự hình thành gốc tự do và làm mờ nám da hiệu quả. Ngoài ra, chuối cũng rất giàu silica (4),  một khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp collagen cho da, giúp da trông căng bóng, sáng mịn.

Dưới đây là cách trị nám da mặt vùng má bằng vỏ chuối đơn giản, tiết kiệm thời gian.

  • Lấy phần mặt trong (màng phấn trắng) của vỏ chuối tươi chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị nám cho đến khi lớp màng trắng này mất đi, sau đó để nguyên trên da khoảng 2 – 3 phút.
  • Rửa sạch lại mặt bằng nước ấm để loại bỏ tạp chất từ vỏ chuối trên da.

12. Cách trị nám 2 bên gò má bằng sữa tươi và cam

Sữa tươi là nguồn cung cấp axit lactic và các enzyme tự nhiên, giúp làm sạch sâu và làm mềm da. Cam với lượng vitamin C cao có thể giúp làm sáng da và làm mờ các vết nám. Kết hợp 2 nguyên liệu này với nhau sẽ giúp nâng cao hiệu quả hỗ trợ trị nám. Dưới đây là cách thực hiện chi tiết:

  • Trộn đều sữa tươi không đường và nước cam theo tỷ lệ 1:1 hoặc tùy theo sở thích cá nhân.
  • Rửa mặt bằng nước ấm và sữa rửa mặt dịu nhẹ. Lau khô da mặt bằng khăn sạch và mềm.
  • Sử dụng ngón tay hoặc một miếng bông tẩy trang để thoa đều hỗn hợp sữa tươi và cam lên vùng da bị nám, đặc biệt là hai bên gò má.
  • Massage da mặt nhẹ nhàng trong khoảng 5 – 10 phút để các dưỡng chất thẩm thấu tốt hơn.
  • Nằm nghỉ và thư giãn trong khoảng 15 – 20 phút để da hấp thụ dưỡng chất.
  • Rửa sạch lại mặt bằng nước ấm để loại bỏ hỗn hợp và thực hiện các bước chăm sóc da tiếp theo.
Cách trị nám gò má bằng cam

Sữa tươi và cam đều chứa nhiều dưỡng chất và vitamin tốt cho da

Lưu ý: Cam có tính axit nên khi dùng cam và sữa tươi trị nám gò má, chị em cần chống nắng kỹ càng để bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời.

13. Cách trị nám gò má tại nhà bằng rau mùi

Rau mùi không chỉ là một loại gia vị được dùng nhiều trong các món ăn, mà còn được biết đến với khả năng làm mờ và giảm thiểu vết nám trên da một cách hiệu quả. Rau mùi chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin C, vitamin A và các dưỡng chất có thể giúp làm sáng và làm mềm da; đồng thời ngăn chặn sự hình thành melanin – nguyên nhân chính gây ra tình trạng nám da. Bên cạnh đó, rau mùi còn có tác dụng làm dịu da và giảm tình trạng viêm nhiễm, giúp da trở nên khỏe mạnh và rạng rỡ hơn.

Cách trị nám gò má bằng rau mùi khá đơn giản. Bạn có thể áp dụng công thức dưới đây:

  • Chuẩn bị một ít rau mùi tươi.
  • Rửa sạch rau mùi và xay nhuyễn.
  • Thoa rau mùi lên vùng da bị nám, đặc biệt là 2 bên gò má.
  • Nằm thư giãn khoảng 20 – 30 phút để cho da hấp thụ dưỡng chất. Sau đó, rửa sạch mặt bằng nước ấm và lau khô nhẹ nhàng bằng khăn mềm.

Để đạt được hiệu quả tốt nhất, hãy thực hiện quy trình trên ít nhất 2 – 3 lần mỗi tuần. Kiên trì sử dụng rau mùi sẽ giúp bạn giảm thiểu và làm mờ các vết nám gò má một cách hiệu quả.

14. Cách trị nám gò má bằng bột cà phê

Bột cà phê chứa các hợp chất chống oxy hóa mạnh như axit chlorogenic, giúp làm sáng và làm đều màu da. Đặc biệt, bột cà phê còn có khả năng kích thích tuần hoàn máu, tăng cường tái tạo tế bào da mới, làm mờ vết nám và tàn nhang. Bên cạnh đó, việc massage da bằng bột cà phê cũng giúp loại bỏ tế bào chết và tạp chất trên da, giúp da sáng mịn và tươi trẻ hơn.

Cách trị nám 2 bên gò má bằng bột cà phê như sau:

  • Lấy một lượng bột cà phê vừa đủ, trộn đều với một ít nước sạch để tạo thành hỗn hợp sền sệt.
  • Rửa sạch da mặt sau đó thoa hỗn hợp bột cà phê lên vùng da bị nám, đặc biệt là gò má.
  • Dùng đầu ngón tay hoặc cọ mềm massage da mặt nhẹ nhàng 5 – 10 phút để bột cà phê thẩm thấu sâu vào da và kích thích tuần hoàn máu.
  • Rửa sạch lại mặt bằng nước ấm và thoa kem dưỡng ẩm phù hợp để cung cấp độ ẩm cho da.
  • Thực hiện 2 – 3 lần/tuần để thấy được hiệu quả.
Cách trị nám vùng má bằng cà phê

Cách trị nám vùng má bằng cà phê

Lưu ý: Chọn bột cà phê có chất lượng tốt, nguồn gốc rõ ràng và không bị pha lẫn tạp chất để đảm bảo an toàn cho da, hạn chế tình trạng kích ứng khi sử dụng.

Đánh giá phương pháp trị nám gò má với nguyên liệu tự nhiên

Mặc dù các  cách trị nám gò má tại nhà bằng các nguyên liệu tự thiên trên được nhiều chị em áp dụng, song thực chất đây chỉ là những lời truyền miệng, không có cơ sở khoa học chứng minh.

Bên cạnh đó, các phương pháp này chỉ phù hợp với những chị em bị nám nhẹ, các vết nám mới xuất hiện trên bề mặt da. Trường hợp nám chân sâu và nám lâu năm trên các vùng da rộng, phương pháp tự chữa trị này gần như không mang lại hiệu quả. Bởi các dưỡng chất có trong các nguyên liệu tự nhiên có kích thước lớn, không thể thẩm thấu và tác động sâu vào bên trong da, nơi mà nám hình thành và phát triển trên diện rộng.

Hơn nữa, nếu áp dụng không hợp lý, việc tự điều trị nám bằng nguyên liệu tự nhiên không mang lại hiệu quả mà còn có thể gây kích ứng, tổn thương sâu cho làn da, tạo điều kiện cho nám quay lại và phát triển rộng hơn.

Ưu điểm lớn nhất của các cách trị nám gò má tự nhiên tại nhà là chi phí thấp, dễ thực hiện và có thể mang lại một số hiệu quả nhất định như tẩy tế bào chết, làm sáng mịn da. Do đó, chị em không nên xem đây là phương pháp điều trị nám mà chỉ nên áp dụng như một bước hỗ trợ trong quá trình trị liệu nám lâu dài. Các cách trị nám da mặt vùng má bền vững là xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học và bổ sung các dưỡng chất tốt cho da qua đường ăn uống để nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, ngăn ngừa nám da từ bên trong.

Những lưu ý giúp ngăn ngừa và hỗ trợ chữa nám gò má hiệu quả

Để đạt được kết quả điều trị tốt nhất và duy trì hiệu quả điều trị lâu dài, ngoài áp dụng cách trị nám 2 bên gò má phù hợp, chị em cần lưu ý ngăn ngừa các yếu tố gây nám da.

1. Hạn chế dùng thuốc làm mất cân bằng nội tiết

Việc sử dụng một số loại thuốc như hormone, thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm,… có thể gây mất cân bằng nội tiết, dẫn tới sự tăng sinh melanin và gây nám da.

Trong trường hợp bạn đang sử dụng các loại thuốc gây ảnh hưởng đến nội tiết, hãy thảo luận với bác sĩ về tác dụng phụ gây nám da để có giải pháp thay thế hoặc giảm tác động đến da.

Thuốc làm mất cân bằng nội tiết có thể gây nám da

Một số loại thuốc có thể gây tác động tiêu cực đến nội tiết dẫn tới nám da

2. Hạn chế dùng thiết bị điện tử

Sự xâm nhập của ánh sáng xanh nhìn thấy được qua da có thể gây ra các loại phản ứng oxy hóa, dẫn đến tổn thương DNA và phá vỡ các sợi collagen, elastin gây nám da, tối màu da. Một nghiên cứu nhỏ khác, được công bố vào tháng 2 năm 2015 trên tạp chí Oxidative Medicine and Cellular Longevity (5), đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc tiếp xúc với ánh sáng xanh và việc sản xuất các gốc tự do trong da, có liên quan đến lão hóa sớm.

Do đó, chị em nên hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử để mắt và da mặt nghỉ ngơi, thư giãn. Dùng lớp bảo vệ màn hình có tính năng chống ánh sáng xanh cũng là một cách để giảm tiếp xúc với ánh sáng có hại.

3. Chú ý thành phần mỹ phẩm đang dùng

Để tăng hiệu quả ngăn ngừa các yếu tố gây nám da trên gò má, chị em nên ưu tiên các sản phẩm chăm sóc da có chứa chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E, resveratrol có khả năng bảo vệ da khỏi tổn hại của gốc tự do và ngăn ngừa quá trình oxy hóa. Ngoài ra, một trong những cách trị nám ở gò má là chị em nên sử dụng một số thành phần như axit glycolic, axit salicylic, axit azelaic và retinol có khả năng làm trắng da và làm mờ các vết nám.

4. Dùng kem chống nắng

Sử dụng kem chống nắng có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các yếu tố gây nám da trên gò má. Chị em nên chọn kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 đến 50, có đề xuất “broad-spectrum” (phổ rộng) trên nhãn sản phẩm. Trước khi sử dụng bất kỳ loại kem chống nắng nào, chị em nên tìm hiểu thành phần, tốt nhất nên tránh các chất gây kích ứng hoặc có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông như cồn, hương liệu.

Song song với đó, chị em nên sử dụng kem chống nắng đều và đủ lượng trước khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khoảng 15 – 30 phút. Lặp lại việc thoa kem sau mỗi 2 – 3 giờ hoặc sau khi tiếp xúc với nước.

5. Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý

Để ngăn ngừa các yếu tố gây nám da trên gò má, chị em nên xây dựng cho mình một chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa (vitamin C, E, beta-carotene) và khoáng chất (selen, kẽm). Các loại thực phẩm tốt cho da có thể kể đến như các loại rau xanh, trái cây tươi (cam, lựu, đu đủ, bơ, chuối, táo, nho…), hạt và các nguồn protein lành mạnh như cá, thịt gà, đậu, hạt chia.

Cung cấp đủ lượng nước hàng ngày cho cơ thể để duy trì độ ẩm cho da. Uống khoảng 8 – 10 ly nước mỗi ngày và tăng cường uống nước khi lao động nặng hoặc hoạt động trong môi trường khô hanh, nắng nóng. Hạn chế sử dụng các loại nước ngọt có ga và đồ uống chứa cồn, tránh hút thuốc lá gây tổn hại cho da và tăng nguy cơ nám da.

Có thể bạn chưa biết, ngủ là khoảng thời gian da được tái tạo và phục hồi. Vì vậy, để cải thiện tình trạng nám da, chị em cần ngủ đủ 7 – 8 giờ mỗi đêm và duy trì một thói quen ngủ điều độ. Đồng thời, đảm bảo môi trường ngủ yên tĩnh, thoáng mát và thoải mái để có một giấc ngủ chất lượng.

Di trì chế độ ngủ nghỉ hợp lý ngăn ngừa nám gò má

Ngủ đủ 7 – 8 giờ mỗi đêm và duy trì một thói quen ngủ điều độ giúp da được tái tạo và phục hồi, từ đó cải thiện tình trạng nám da

6. Bổ sung tinh chất hỗ trợ cải thiện sạm nám từ bên trong

Cách trị nám gò má tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên chỉ có khả năng tác động từ bên ngoài nên không mang lại hiệu quả với các trường hợp nám nặng, chân nám sâu dưới lớp biểu bì của da. Theo các chuyên gia, để làm mờ các đốm nám phải tác động trực tiếp vào quá trình tổng hợp melanin, làm giảm melanin tối màu và tăng melanin sáng màu..

Hiện nay, viên uống trắng da mờ nám RiTANA của Mỹ là một trong những số ít sản phẩm có khả năng làm mờ sạm nám từ gốc, nhờ cơ chế kép: Giảm sản xuất Melanin bằng cách ức chế tăng sinh tế bào Melanocyte; đồng thời giảm Melanin tối màu, tăng Melanin sáng màu.

Không những thế, viên uống trắng da mờ nám RiTANA còn được sản xuất theo công nghệ hiện đại từ Mỹ, sở hữu công thức độc đáo kết tinh từ 15 tinh chất quý từ thiên nhiên, trong đó nổi bật như L-Glutathione, Sakura, Pomegranate, Collagen, P. Leucotomos. Các thành phần này khi đi vào cơ thể sẽ tác động trực diện đến nhân tố gây ra sạm nám là Melanin.

Nhờ đó, sau một thời gian sử dụng, chị em có thể nhận thấy tình trạng nám trên gò má được cải thiện và mờ dần đi. Nếu sử dụng liên tục, RiTANA còn hỗ trợ ngăn ngừa hình thành các vết nám mới, giữ cho làn da của chị em luôn tươi sáng, mịn màng.

Viên uống Ritana - Phòng ngừa nám vùng má

Kết hợp các phương pháp trị nám tự nhiên tại nhà với 2 viên uống đẹp da RiTANA mỗi ngày có thể giúp phái đẹp xóa tan nỗi lo nám sạm, giữ làn da tươi trẻ theo thời gian

Để áp dụng các cách trị nám gò má tại nhà trên một cách an và hiệu quả, chị em cần thực hiện theo công thức và lựa chọn nguyên liệu phù hợp với làn da. Đừng quên chống nắng, tránh các yếu tố gây nám và bổ sung viên uống RiTANA hàng ngày để đạt được hiệu quả trị nám tốt hơn.

Đánh giá bài viết
14:38 07/11/2023 Tên tác giả: Đội ngũ RiTANA - Eco Pharma
Chia sẻ: Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết khác

11 cách trị nám sau sinh tại nhà bằng phương pháp tự nhiên

Xuất hiện “lớp mặt nạ sẫm màu” sau sinh khiến nhiều mẹ bỉm sữa tự ti về diện mạo của mình. Để tháo bỏ lớp mặt nạ khiến chị em mất ăn mất ngủ này, hãy thử ngay những cách trị nám sau sinh tại nhà bằng phương pháp tự nhiên dưới đây, vừa hữu

Top 11 cách trị thâm mụn tự nhiên hiệu quả tại nhà

Sau khi hết mụn thì làn da xuất hiện nhiều vết thâm kém thẩm mỹ hay thậm chí khiến làn da bị sỉn màu và kém sức sống và dần trở thành nỗi ám ảnh của nhiều chị em. Tuy nhiên, nếu biết áp dụng các cách hỗ trợ trị thâm mụn hiệu quả ngay

Nám mảng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Nám mảng khá phổ biến và do nhiều yếu tố tác động làm tăng sinh các tế bào sắc tố, vài trường hợp có thể mờ dần sau vài tháng. Tuy nhiên, đa số trường hợp nám mảng cần có cách chữa trị và chăm sóc chuyên biệt hơn. Mục lụcNám gò má là gì?

Nám hỗn hợp là gì? Hình ảnh nhận biết và cách điều trị

Nằm trong danh sách các vấn đề về da phổ biến nhưng cứng đầu nhất, nám hỗn hợp chiếm vị trí khá cao. Đây là loại tăng sắc tố phức tạp, bởi vì nó nổi tiếng là khó loại bỏ và không phải lúc nào cũng đáp ứng tốt với các sản phẩm làm sạch tăng sắc tố thông thường. Nám hỗn hợp là gì?  Nám hỗn hợp là sự kết hợp của nám biểu bì và trung bì và...

Nám sau sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục

Theo một số thống kê, có đến 90% phụ nữ khi mang thai gặp phải những thay đổi về da, trong đó đáng kể nhất là nám da với tỷ lệ khoảng 45-75%. Các vết nám có thể mờ dần sau sinh. Tuy nhiên, nhiều trường hợp nám vẫn tổn tại sau sinh trong một thời gian dài. Nám sau sinh khiến mẹ bỉm tự ti về diện mạo của mình. Vậy làm thế nào để "tháo bỏ" lớp mặt...

21 viên uống trị nám tàn nhang tốt hàng đầu hiện nay

Để loại bỏ các vết nám và tàn nhang trên da mặt, đòi hỏi bạn phải thật sự kiên nhẫn. Thế nên, bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị nám bên ngoài bạn nên bổ sung thêm viên uống trị nám tàn nhang để hỗ trợ  cải thiện tình trạng sạm nám da từ sâu bên trong. Viên uống trị nám tàn nhang là gì? Viên uống trị nám tàn nhang là sản phẩm bổ sung được bào chế...