Nám da vùng má (gò má): Biểu hiện, nguyên nhân và cách chữa trị

11:40 31/07/2023

Nám da, đặc biệt là nám da vùng má có thể nói là nỗi ám ảnh của chị em, bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến diện mạo và sự tự tin trong giao tiếp. Vậy bị nám vùng gò má do đâu và cách điều như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Nám da vùng má là gì

Nám da mặt vùng má là gì? Biểu hiện như thế nào?

Nám da mặt là tình trạng rối loạn sắc tố da, xuất hiện khi sắc tố melanin sản sinh quá mức, dẫn đến hình thành các mảng hoặc đốm nâu sẫm màu.

Các đốm nám có thể xuất hiện ở nhiều vùng da khác nhau. Tuy nhiên, gò má là vùng da thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên dễ bị nám tấn công hơn cả. Tình trạng này có thể làm mất đi sự đều màu và sáng mịn của làn da, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của cả khuôn mặt.

Biểu hiện thường gặp khi bị nám vùng gò má là:

  • Vùng da sậm màu: Các vết nám có thể xuất hiện dưới dạng các đốm nhỏ hoặc kết hợp thành các cụm lớn, có màu nâu hoặc nâu đen.
  • Đối xứng: Các vết nám thường xuất hiện đối xứng hai bên gò má và ở những vùng khác như trán, cằm, mũi
  • Kích thước và hình dạng không đều.
  • Một số trường hợp, chị em bị nám vùng gò má trong quá trình mang thai hoặc sau khi sử dụng hormone.

Phân loại nám da vùng má

Nám da mặt vùng má có thể được phân biệt dựa vào kích thước, độ nông – sâu, màu sắc. Dưới đây là ba loại nám da chính (1):

  • Nám nông (Epidermal melasma): Đây là loại nám da mặt có sắc tố melanin tập trung ở lớp da trên cùng, gọi là thượng bì. Với nám thượng bì, các vết nám có màu sắc nhạt và thường đáp ứng điều trị tốt hơn so với các loại nám khác.
  • Nám sâu (Dermal melasma): Đây là loại nám da mặt khi tế bào tạo sắc tố di chuyển vào lớp bì, hệ quả là sắc tố melanin hiện diện ở cả lớp thượng bì và bì. Nám sâu xuất hiện theo từng đốm, có màu sắc đậm hơn so với nám thượng bì và khó điều trị.
  • Nám hỗn hợp (Mixed melasma): bao gồm cả nám thượng bì và nám bì, có chân nằm sâu, màu sắc và kích thước mảng nám không đồng đều và là loại nám khó điều trị nhất.
Phân loại nám da mặt vùng má

Chân nám càng sâu thì càng gây mất thẩm mỹ và khó điều trị cho chị em

Nguyên nhân nám da vùng má

Nám da mặt vùng má có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như:

1. Rối loạn nội tiết

Thay đổi nội tiết tố khi mang thai, sau sinh, sử dụng liệu pháp hormone, tiền mãn kinh – mãn kinh hoặc dùng thuốc tránh thai có thể làm rối loạn quá trình sản xuất hormone MSH (hormone kích thích sản xuất Melanin dưới da). Từ đó, khiến lượng Melanin tăng sinh đột ngột, gây ra sạm nám và các vấn đề về sắc tố da khác.

Nám da còn được gọi là “mặt nạ của thai kỳ”. Ước tính nám da ảnh hưởng đến 70% phụ nữ mang thai (2), xuất hiện trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba.

Ngoài ra, một số tình trạng rối loạn nội tiết khác như mắc bệnh tuyến giáp hoặc căng thẳng/stress cũng có thể liên quan đến sự hình thành nám da.

2. Rối loạn melanin

Quá trình sản xuất melanin trong da bị rối loạn, dẫn đến sự tăng sinh quá mức của sắc tố melanin là một trong những nguyên nhân chính gây nám da mặt vùng má. Rối loạn melanin có thể do nhiều nguyên nhân như rối loạn nội tiết, di truyền, tác động môi trường…

3. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Tia UV trong ánh nắng mặt trời có thể kích thích tế bào sản sinh sắc tố melanin, gây nám da từ nhẹ đến nặng nếu không có biện pháp bảo vệ hợp lý. Khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, cơ thể sẽ gia tăng sản xuất melanin và đưa lên bề mặt da để giúp da chống lại ảnh hưởng xấu từ các tia cực tím. Cũng chính điều này dẫn đến sự tích tụ melanin và hình thành các vùng da sạm màu, hay còn gọi là nám da.

Ánh nắng nguyên nhân gây nám da vùng gò má

Tia tử ngoại (UV) trong ánh nắng có thể làm tăng sinh melanin, hình thành nám

4. Nám da do dùng mỹ phẩm

Một số thành phần trong mỹ phẩm có thể gây kích ứng da, tăng sản xuất melanin hoặc gây phản ứng quá mức trên da, dẫn đến sự hình thành nám da. Cụ thể, một số người có thể có phản ứng dị ứng đối với một số thành phần trong mỹ phẩm như hương liệu, chất bảo quản, chất tạo màu, cồn,… Phản ứng dị ứng có thể làm da bị kích ứng và tăng sản xuất melanin, dẫn đến sự hình thành nám da.

5. Bị nám vùng gò má do di truyền

Nám da nói chung, nám da vùng má do di truyền hình thành dựa trên cơ chế sao chép gen. Các gen liên quan đến việc điều chỉnh hoạt động của tế bào melanocyte, tạo melanin và quá trình phân bố melanin trong da có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển nám da. Hơn 50% người b ị nám có họ hàng thân thiết cũng bị tình trạng này (3).

Những đối tượng dễ bị sạm nám da vùng má

Nám da mặt vùng gò má thường xảy ra ở những đối tượng sau:

  • Người có người thân trong gia đình bị nám.
  • Phụ nữ mang thai và sau khi sinh do rối loạn hormone.
  • Người có làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng bởi các tác nhân bên ngoài như ánh nắng mặt trời, mỹ phẩm,…
  • Người làm công việc ngoài trời, thường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Người có lối sống không lành mạnh như thường xuyên thức khuya, căng thẳng/stress, hút thuốc, uống rượu, chế độ dinh dưỡng kém.
Stress, lo âu dễ gây nám sạm da

Stress, lo âu dễ gây nám sạm da

Lối sống không lành mạnh, stress, thiếu ngủ… có thể ảnh hưởng đến sức khỏe làn da và tăng nguy cơ sạm nám

Mặc dù những đối tượng trên có nguy cơ bị nám vùng gò má cao hơn bình thường, nhưng không phải vì vậy mà bạn có thể chủ quan. Việc bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời, duy trì lối sống lành mạnh, sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp có thể giúp giảm nguy cơ và cải thiện tình trạng sạm nám da vùng má.

Cách ngăn ngừa nám vùng má

Nám da vùng má do di truyền là điều không thể tránh khỏi, nhưng bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa nám da do các nguyên nhân khác bằng những phương pháp sau.

  • Chống nắng đầy đủ

Ánh nắng mặt trời là một trong các yếu tố nguy cơ chính gây nám da. Vì vậy, để ngăn ngừa nám, bạn cần sử dụng kem chống nắng hàng ngày để bảo vệ da, kể cả trong những ngày mây mù. Nên chọn kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF cao, phù hợp với làn da và bôi đều lên vùng da mặt. Đồng thời, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.

  • Bổ sung vitamin cho da

Bổ sung vitamin cho da cũng là một yếu tố giúp giảm nguy cơ bị nám vùng gò má. Một số loại vitamin có thể hỗ trợ sức khỏe làn da bạn như Vitamin C, vitamin E, vitamin A, vitamin B3 (Niacinamide), omega-3…

  • Cải thiện thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe làn da, góp phần ngăn ngừa nám trên vùng má. Các chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E và beta-caroten có thể giúp bảo vệ da khỏi tác động của gốc tự do và các yếu tố tiêu cực từ môi trường. Các chất béo lành mạnh, như chất béo không bão hòa và axit béo Omega-3, có thể hỗ trợ làn da khỏe mạnh và giảm viêm.

Song song với đó, để giữ cho làn da căng bóng, sáng mịn, bạn cần đảm bảo uống đủ nước hàng ngày để duy trì độ ẩm cho da. Nước giúp làm mềm da, tăng độ đàn hồi và đẩy các chất độc ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, bạn nên giảm tiêu thụ đường, thực phẩm có chỉ số glycemic cao, hạn chế sử dụng cafein và cồn.

  • Sử dụng mỹ phẩm phù hợp với da

Mỗi người sẽ có một tình trạng da khác nhau. Xác định đúng loại da khô, dầu, hỗn hợp hay nhạy cảm sẽ giúp bạn chọn được sản phẩm chăm sóc da phù hợp, tránh được tình trạng kích ứng da và hạn chế việc hình thành nám da mặt vùng má.

Trước khi mua mỹ phẩm, bạn nên đọc kỹ thành phần, tránh các sản phẩm chứa chất làm mờ, chất gây kích ứng hoặc các chất có thể làm tăng nguy cơ nám như hydroquinone. Thêm vào đó, bạn có thể ưu tiên các sản phẩm chứa chất chống oxy hóa giúp bảo vệ da khỏi tác động của gốc tự do và hỗ trợ ngăn ngừa nám da.

Dưỡng da đúng cách giúp ngăn ngừa sạm nám cho da

Nên ưu tiên các sản phẩm chăm sóc da chứa chất chống oxy hóa từ thiên nhiên để bảo vệ da khỏi tác động của gốc tự do và hỗ trợ ngăn ngừa nám

  • Giảm stress, tránh lo âu

Stress có thể góp phần vào tình trạng da không đều màu và các vấn đề da khác. Để phòng ngừa nám da nói riêng và các tình trạng sức khỏe khác, bạn nên thực hiện các hoạt động giảm stress như yoga, thiền, tập thể dục, đọc sách, nghe nhạc,…

Điều trị nám da mặt vùng má như thế nào?

Nám da mặt vùng gò má tuy không gây hại cho sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến chị em mất tự tin, ngại giao tiếp. Vì vậy, điều trị dứt điểm hoặc ngăn ngừa, giảm sự xuất hiện của nám sạm tàn nhang là vấn đề chị em quan tâm hàng đầu.

1. Thoa kem trị nám kết hợp dưỡng da

Hiện nay, trên thị trường, các loại kem trị nám thường chứa những thành phần làm trắng như hydroquinone, axit azelaic, axit glycolic, axit kojic, vitamin C,… Khi lựa chọn kem trị nám, chị em nên tránh các sản phẩm kém chất lượng, kem trị nám cấp tốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, kem trộn không có nghiên cứu khoa học rõ ràng,… Bởi các loại kem này có thể chứa các chất gây hại như corticoid, thủy ngân, hydroquinone… có thể khiến tình trạng nám da trở nên tồi tệ hơn, thậm chí khiến da nhiễm trùng, tăng sắc tố sau viêm, giãn mạch máu…

Ngoài ra, trước khi áp dụng bất cứ loại kem trị nám nào lên da mặt, chị em nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tuân thủ theo chỉ dẫn của nhà sản xuất hoặc bác sĩ da liễu. Tốt nhất nên thử nghiệm sản phẩm trên vùng da nhỏ ở cổ tay để hạn chế tình trạng kích ứng, dị ứng với thành phần sản phẩm.

2. Điều trị nám bằng phương pháp hiện đại

Điều trị nám da mặt vùng má bằng các công nghệ làm đẹp hiện đại như laser, mài mòn da,… có thể mang lại hiệu quả nhanh nên được khá nhiều người lựa chọn. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:

  • Phương pháp laser

Điều trị nám bằng laser là phương pháp sử dụng thiết bị công nghệ cao để chiếu tia laser năng lượng thấp vào da để phá hủy sắc tố Melanin, nhờ đó làm mờ các vết sạm nám. Một số phương pháp laser thường được sử dụng để điều trị nám như: Laser thụ động PicoSure, Laser thụ động Q-switched, Laser Fraxel, IPL (Intense Pulsed Light)…

  • Phương pháp mài da vi điểm Microdermabrasion

Mài da vi điểm Microdermabrasion là một phương pháp điều trị không xâm lấn, sử dụng một thiết bị nhỏ có đầu mài mịn để gỡ bỏ lớp tế bào chết và sắc tố melanin mặt trên của da. Quá trình này giúp cải thiện màu da và làm mờ các vết nám.

Mài da giúp phục hồi làn da bị sạm nám

Microdermabrasion là phương pháp không xâm lấn giúp mài mịn để gỡ bỏ lớp tế bào chết và sắc tố melanin, hỗ trợ làm mờ các vết nám

  • Peel da

Peel da hay còn được gọi là tẩy da chết hóa học. Đây là phương pháp sử dụng dung dịch hóa học để cải thiện vẻ ngoài của làn da. Cụ thể, bác sĩ hoặc chuyên gia  da liễu sẽ sử dụng các hợp chất hóa học như  axit glycolic – một loại axit alpha hydroxy (AHA) nhẹ, axit salicylic – một loại axit beta hydroxy (BHA), axit trichloroacetic (TCA) hoặc axit kojic bôi lên da, đặc biệt là vùng má bị nám để làm bong lớp da ngoài cùng. Đồng thời, kích thích quá trình tái tạo da, mang lại một làn da sáng mịn và đều màu hơn.

Ngoài ra, còn một số phương pháp điều trị khi bị nám da vùng gò má khác như phi kim, công nghệ siêu âm. Trước khi quyết định lựa chọn bất kỳ một phương pháp điều trị nám bằng công nghệ hiện đại nào, chị em nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ da liễu để đạt được kết quả tối ưu và tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

3. Điều trị nám từ bên trong

Ngoài các phương pháp tác động từ bên ngoài trên, nám da mặt vùng má còn có thể được điều trị từ bên trong bằng các phương pháp sau:

  • Dùng thuốc thuốc ức chế sản sinh Melanin

Có nhiều loại thuốc điều trị nám da vùng má chứa thành phần hydroquinone. Hydroquinone là một chất ức chế tyrosinase, một enzym quan trọng trong quá trình sản xuất melanin. Bằng cách ức chế hoạt động của enzym này, hydroquinone giúp làm giảm sự sản xuất melanin và làm mờ các vết nám trên da.

Tuy hydroquinone mang lại hiệu quả trong việc làm mờ nám da, nhưng có thể gây tác dụng phụ kích ứng da, sưng, đỏ, khô hoặc gây mất sắc tố vĩnh viễn trên một vùng da. Do đó, việc sử dụng hydroquinone cần phải theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Ngoài ra, còn có các loại thuốc khác như tretinoin, corticosteroids và các chất chống oxy hóa cũng được sử dụng để điều trị nám da. Tuy nhiên, tương tự như hydroquinone, việc sử dụng các loại thuốc này cần có chỉ định từ bác sĩ da liễu.

Dùng thuốc ức chế nám da vùng gò má

Hydroquinone có thể mang lại kết quả hiệu quả trong việc làm mờ nám da, nhưng nó cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.

  • Sử dụng viên uống làm mờ nám thiên nhiên

Các phương pháp điều trị khi bị nám vùng gò má kể trên đều có thể hỗ trợ làm mờ nám da. Tuy nhiên, theo các chuyên gia da liễu, nguyên nhân chính gây nám da là do các tế bào Melanocytes bị kích thích dẫn tới gây sản sinh quá nhiều sắc tố melanin tối màu gây nám da, da xỉn màu. Vì lẽ đó, để cải thiện và ngăn ngừa nám da từ gốc, cần có một giải pháp khoa học ức chế hoạt động của tế bào Melanocytes, tăng melanin sáng màu và giảm các melanin tối màu từ gốc.

Gần đây, nhờ ứng dụng thành tựu của công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và phát triển thành công viên uống RITANA có thể đảm nhiệm vai trò này. Với thành phần chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, nổi bật như L-Glutathione, Pomegranate, Collagen, Sakura, P. Leucotomos… sản phẩm không chỉ giúp hỗ trợ làm mờ sạm nám mà còn thúc đẩy quá trình tái tạo da tự nhiên, mang đến làn da sáng mịn, trẻ trung từ sâu bên trong.

Viên uống RITANA ngăn ngừa hình thành nám da vùng má hiệu quả

Viên uống RITANA giúp giảm tỉ lệ Melanin tối màu, tăng tỉ lệ Melanin sáng màu hỗ trợ làm mờ sạm nám hiệu quả từ gốc

Nám da mặt thường khó trị và dễ tái phát. Do đó, để nâng cao hiệu quả điều trị nám da mặt vùng má và ngăn ngừa nám tái phát, bạn cần xây dựng một lối sống lành mạnh, chăm sóc da bằng sản phẩm thích hợp và bổ sung thêm viên uống RITANA để nuôi dưỡng làn da từ bên trong.

4.7/5 - (3 votes)
07:13 07/11/2023 Tên tác giả: Đội ngũ RiTANA - Eco Pharma
Chia sẻ: Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết khác

Giá viên uống RiTANA bao nhiêu và mua ở đâu tốt nhất?

Với cơ chế và công thức vượt trội, RiTANA hiện đang là sản phẩm được nhiều phụ nữ Việt đón nhận như bí quyết “vàng” để sở hữu làn da tươi trẻ, sáng khỏe và trắng sáng. Theo đó, phái đẹp cũng có nhiều thắc mắc quan tâm đến giá của viên uống RiTANA, nên

Lão hóa da là gì? Nhận biết triệu chứng và tác nhân gây ra

Dưới tác động cộng hưởng của nhiều yếu tố nội sinh và ngoại sinh, tốc độ lão hóa da diễn ra rất nhanh. Bắt đầu từ tuổi 30 trở đi, các dấu hiệu lão hóa da ngày càng biểu hiện rõ trên gương mặt. Theo dõi tiếp bài viết để tìm ra phương pháp chống lão hóa da đơn giản mà hiệu quả nhé! Lão hóa da là gì? Lão hóa da là hiện tượng cấu trúc nền của da...

Sự thật về kem kích trắng trên thị trường hiện nay

Các loại kem kích trắng hiện tại đang được rao bán tràn lan trên thị trường. Sản phẩm được quảng cáo là “thần dược” có thể hô biến làn da trắng sáng và mịn màng tức thì. Với tâm lý muốn da trắng sáng nhanh mà không tốn nhiều công sức, nhiều bạn trẻ bị

16 kem dưỡng trắng da body siêu “xịn sò” giúp da toàn thân sáng mịn

Sở hữu body trắng mịn, không tì vết là mong muốn của rất nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có quá nhiều loại kem dưỡng trắng da body khiến chị em phân vân không biết nên chọn sản phẩm an toàn và hiệu quả. Đừng lo, bài viết này sẽ tổng hợp TOP 16 kem dưỡng trắng da toàn thân đang được nhiều người sử dụng. Cùng tìm hiểu ngay nhé! Kem dưỡng trắng...

Top 12 kem dưỡng chống lão hóa cho da dầu mụn không nên bỏ lỡ

Da dầu thường thiếu độ ẩm, dễ bị mụn và bóng nhờn nếu chăm sóc không đúng cách. Để bảo vệ làn da, ngăn ngừa lão hóa sớm, hãy tham khảo ngay 12 loại kem dưỡng chống lão hóa cho da dầu được nhiều người tin tưởng sử dụng và đánh giá cao. Lý do da dầu mụn nên chọn kem chống lão hóa phù hợp? Da dầu thường dễ bị hiểu nhầm là không cần cấp ẩm, bởi bản...

5 cách trị nám bằng lá lốt xóa tàn nhang ngay tại nhà

Lá lốt, tên khoa học là Piper sarmentosum, là một loại cây thường được sử dụng để nấu ăn, chữa cảm lạnh, đầy bụng khó tiêu,... Ngoài những công dụng đối với sức khỏe, chị em còn dùng lá lốt trị nám, tàn nhang. Bỏ túi ngay những cách trị nám bằng lá lốt đơn giản mà hiệu quả ngay tại nhà, giúp làn da đều màu, sáng khỏe và mịn màng hơn dưới đây nếu bạn chưa biết. Hướng...