Nám sạm tàn nhang là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa

Nám sạm, tàn nhang tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ, khiến chị em tự ti khi tiếp xúc với người đối diện. Tìm ra được nguyên nhân gây ra nám sạm, tàn nhang, phái đẹp sẽ biết được cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả.


Nám sạm tàn nhang là gì?

Nám sạm, tàn nhang là 2 tình trạng da liễu khác nhau. Cụ thể:

Nám sạm là tình trạng tăng sắc tố da do tiếp xúc nhiều với tia UV hoặc do rối loạn nội tiết, làm melanin tăng sinh quá mức. Các mảng nám sạm thường có màu nâu hoặc xanh xám, có tính chất đối xứng, tập trung nhiều ở 2 bên má, cằm, trán - những vùng tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.

Hình ảnh da bị nám sạm

Hình ảnh da bị nám sạm

Tàn nhang là rối loạn sắc tố có tính di truyền, có thể xuất hiện từ khi còn bé cho đến trưởng thành. Các nốt tàn nhang thường có màu đỏ hoặc nâu nhạt, xuất hiện tập trung trên các khu vực da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như mặt, cổ, lưng, ngực trên, bàn tay và cánh tay.

Tàn nhang mọc chi chít trên da mặt

Tàn nhang mọc chi chít trên da mặt

Nguyên nhân gây sạm nám, tàn nhang

Các đốm nám sạm tàn nhang được hình thành trên bề mặt da do quá trình tăng sinh quá mức của melanin - do tế bào Melanocytes sản xuất ra. Thông thường, melanin là yếu tố quyết định màu da và góp phần bảo vệ da trước ánh nắng, nhưng khi có các yếu tố kích hoạt melanin sẽ trở thành các vấn đề da liễu khó chữa trị.

Bạn có thể bị sạm nám, tàn nhang khi có các yếu tố kích hoạt như:

1. Rối loạn nội tiết tố

Bất kỳ sự thay đổi nào trong nội tiết tố cũng có thể gây ra nám sạm tàn nhang. Đặc biệt là những đối tượng như:

Phụ nữ mang thai trải qua những biến động nội tiết tố, và nám da rất phổ biến trong thời kỳ mang thai nên được gọi là “Mặt nạ thai kỳ”. Sự gia tăng hormone estrogen và progesterone trong thời kỳ mang thai, được cho là nguyên nhân gây ra nám da.

Người uống thuốc ngừa thai và thuốc thay thế nội tiết tố cũng có thể tăng sắc tố da gây ra sạm nám.

Phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh- mãn kinh cũng rất dễ bị nám da do rối loạn nội tiết.

2. Làn da tiếp xúc lâu với ánh sáng mặt trời

Khi bạn để da tiếp xúc với tia UV, cơ thể sẽ kích hoạt sản xuất nhiều sắc tố hơn. Tuy nhiên, sắc tố tăng sinh và xuất hiện không đồng đều, gây ra các mảng sạm nám tàn nhang lấm tấm trên da. Thông thường, những mảng da phơi nắng nhiều, như gò má, mũi, trán… sẽ có nguy cơ bị nám đậm màu hơn các vùng da còn lại.

Da bị “stress” khi đi dưới nắng mặt trời

Da bị “stress” khi đi dưới nắng mặt trời

3.  Do sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng

Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, chứa quá nhiều thủy ngân, corticoid hoặc mỹ phẩm có chứa nước hoa… khiến làn da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, tăng nguy cơ hình thành nám sạm, tàn nhang.

4. Di truyền

Một người có thể dễ bị nám da hoặc tàn nhang hơn nếu có yếu tố di truyền chi phối. Vì vậy, nếu gia đình có tiền sử người thân bị tàn nhang hoặc nám, bạn nên cố gắng hạn chế các yếu tố kích hoạt.
Những người có nước da trắng cũng có xu hướng có nhiều tàn nhang hơn những người có nước da sẫm màu.

Một số phương pháp điều trị da nám sạm, tàn nhang

Nám da không gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sự tự tin. Vì vậy, mong mỏi điều trị dứt điểm hoặc ngăn ngừa, giảm sự xuất hiện của nám sạm và tàn nhang là vấn đề cấp thiết.

1. Điều trị bằng laser

Điều trị bằng laser chính là sử dụng bước sóng ánh sáng có công suất cao chiếu trực tiếp lên da. Phương pháp laser có thể giúp làm mờ số lượng lớn tàn nhang và nám sạm cứng đầu.

Nhiều trường hợp sử dụng mức độ laser quá cao có thể làm cho tình trạng nám da, tàn nhang trở nên tồi tệ hơn, có thể dẫn đến mẩn đỏ, đau nhức và mất thời gian nghỉ dưỡng sau khi điều trị. Do đó, nếu có ý định trị nám bằng laser, chị em cần lưu ý lựa chọn cơ sở uy tín, có bác sĩ tay nghề cao để tránh các rủi ro không đáng có.

2. Dùng phương pháp peel da

Peel da (lột da hóa chất) là dùng một hay nhiều hóa chất để cải tạo cấu trúc da thông qua việc lột bỏ, phá hủy thượng bì hoặc bì một cách có kiểm soát, từ đó tạo ra tổ chức da mới. Giải pháp này được cho là giúp xóa mờ các đốm tàn nhang. Hóa chất trong các sản phẩm peel da có thể mài mòn bề mặt da, có thể được sử dụng để điều trị tàn nhang và một số tình trạng da khác như sạm nám, thâm mụn…

Tùy vào mức độ nám sạm tàn nhang, liều lượng và nồng độ hóa chất được sử dụng cho da mỗi người thường không giống nhau. Một số hóa chất thường có trong hỗn hợp peel da là axit trichloroacetic, phenol… các axit này tương đối mạnh, cần được thăm khám da kỹ và chỉ thực hiện với các bác sĩ có chuyên môn và trong môi trường an toàn.

Từng lớp da chết bong tróc sau khi bôi hóa chất peel da

Từng lớp da chết bong tróc sau khi bôi hóa chất peel da

Phương pháp điều trị bằng hóa chất này có thể gây đỏ, đau, sưng, phồng rộp hoặc lở loét ở vùng điều trị. Do các tác dụng phụ đáng kể sau khi điều trị, nên peel da thường chỉ được chỉ định cho những người bị tổn thương nghiêm trọng do ánh nắng mặt trời tiền ung thư hoặc một số loại ung thư da. Chúng thường xuất hiện ở cùng khu vực với tàn nhang.

3. Dùng kem đặc trị

Hiện nay, kem dưỡng có tác dụng cải thiện da sạm nám tàn nhang được biết thường có chứa thành phần retinoids - một dạng vitamin A có tác dụng chống lão hóa mạnh mẽ. Nhờ tác dụng kích thích sản xuất collagen, retinoids có thể làm cho làn da bị lão hóa và tổn thương do ánh nắng mặt trời trở nên mịn màng và khỏe hơn. (1)

Retinoid đơn lẻ cũng được các bác sĩ da liễu kê toa kết hợp với hydroquinone, thường được tìm thấy trong các sản phẩm làm sáng da. Sự kết hợp này nếu được sử dụng trong thời gian dài có thể mang lại nhiều kết quả tích cực cho da.

Phương pháp điều trị này có ưu điểm là ít khó chịu hơn so với bằng laser. Tuy nhiên, một số người bị đỏ da và nhạy cảm với retinoids theo toa tại chỗ và không thể chịu đựng được phương pháp điều trị này.

 

4. Dùng viên uống hỗ trợ làm mờ nám

Ngày càng có nhiều phương pháp được sử dụng nhằm mục đích làm mờ nám sạm. Các nhà khoa học hiểu rằng, sạm nám, tàn nhang có nguồn gốc từ bên trong cơ thể, nên việc điều trị trên bề mặt da chỉ là khắc phục tạm thời. Biện pháp tác động từ sâu bên trong mới chính là giải pháp điều trị bền vững và hiệu quả tốt nhất.

RiTANA tự hào là sản phẩm ưu việt trong hỗ trợ phòng ngừa và ức chế tác nhân hình thành sạm nám, tàn nhang hiện nay. Nhờ công nghệ tinh chiết độc quyền từ Mỹ, sản phẩm là bước tiến vượt trội giúp hỗ trợ kiểm soát nguyên nhân gây ra tình trạng tăng sắc tố da, giúp các tinh chất thiên nhiên như L-Glutathione, Sakura, Pomegranate, Collagen peptide… bảo toàn dưỡng chất, dễ hấp thụ, hỗ trợ làm mờ sạm nám, tàn nhang và mang lại làn da đều màu, căng mịn.

Tên

Hiệu quả mờ sạm nám sau khi dùng Glutathione (có trong RiTANA) đã được chứng minh trong nghiên cứu của Chulalongkorn University

 

Một số cách phòng ngừa sạm nám tàn nhang trên da mặt

Sạm da nám tàn nhang đã được điều trị vẫn có thể tái hình thành sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và thói quen chăm sóc da không đúng cách. Để tránh sạm nám và tàn nhang phát triển thêm sau khi điều trị, bạn nên:

  • Bảo vệ da khỏi tia UV bằng kem chống nắng có chỉ số SPF 35+ trở lên, thoa lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ… giúp giảm nguy cơ hình thành nám sạm, tàn nhang và ung thư da.
  • Mặc quần áo chống nắng: Kem chống nắng là ưu tiên số một, nhưng bạn có thể tăng khả năng chống nắng bằng cách đội thêm mũ rộng vành, mũ lưỡi trai và quần áo nhiều lớp…
  • Đeo một cặp kính râm để che chắn vùng da nhạy cảm quanh mắt của bạn. Tránh kính mát gọng kim loại vì có thể thu nhiệt và khi áp vào da của bạn sẽ làm sẫm màu ở vùng da tiếp xúc.
  • Kem làm sáng da là một lựa chọn giúp làm sáng da, mờ sạm nám và tàn nhang
  • Tránh các sản phẩm hoặc thuốc khiến da tăng nhạy cảm với ánh nắng
  • Không tẩy lông: Tẩy lông mặt bằng cách tự nhổ hay cạo hay wax có thể gây tổn thương nang lông và làm tăng sắc tố do viêm. Do đó để an toàn, nên sử dụng biện pháp triệt lông được tham vấn với bác sĩ da liễu.
  • Chăm sóc da dịu nhẹ: Vì các sản phẩm gây kích ứng da làm trầm trọng thêm tình trạng nám da, tàn nhang nên hãy sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ không gây châm chích hoặc bỏng rát.

Việc kiểm soát nám sạm tàn nhang vẫn còn nhiều thách thức và cần điều trị lâu dài. Những biện pháp khắc phục và mẹo phòng ngừa đơn giản trên đây có thể giúp bạn giải quyết phần nào da tàn nhang và sạm nám nhẹ. Nếu bạn bị tàn nhang và nám chân sâu nặng, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ da liễu để có cách điều trị chuyên sâu hơn.
 



(5★ | 418 Đánh giá)


Bài viết khác

6 cách làm giảm sắc tố melanin nằm sâu bên trong da mặt hiệu quả

Melanin là gì, tại sao melanin tích tụ nhiều gây ra sạm nám, đốm nâu, tàn nhang trên khuôn mặt? Bài viết dưới...

8 cách trị sạm da mặt tại nhà đơn giản lấy lại độ sáng mịn màng

Da sạm, xỉn màu, xuống sắc khiến các chị em thiếu sức sống, mất tự tin với người đối diện. Tìm hiểu...

6 cách trị nám chân sâu tại nhà hiệu quả và phổ biến hàng đầu

Nám là tình trạng rối loạn sắc tố trên da, với các vết, mảng có mức độ đậm nhạt và kích thước khác...

Nám nội tiết là gì? Nguyên nhân hình thành và dấu hiệu nhận biết

Nám nội tiết “lì lợm”, ăn sâu vào tận lớp trung bì nên khó điều trị hơn nám thông thường. Loại nám da...

Phân biệt nám mảng và nám chân sâu để biết cách điều trị phù hợp

Nám được xem là “kẻ thù” với làn da trắng mịn và rất khó chữa trị nếu mắc phải. Có nhiều dạng nám...

9 Cách trị nám nội tiết hiệu quả không nên bỏ qua

Trị nám nội tiết như thế nào hiệu quả là mối bận tâm hàng đầu của chị em khi đối mặt với vấn đề...