Tình trạng sạm da xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến là do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tuổi tác, lối sống hay chế độ ăn uống. Làn da bị nám sạm đen có thể cảnh báo bệnh lý hoặc ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến nhiều người trở nên tự ti trong cuộc sống.
Sạm da mặt là tình trạng xuất hiện các vết hay mảng thâm đen trên da mặt, xảy ra khi tế bào Melanocytes tăng sản xuất Melanin tại một số vùng da nhất định nhằm bảo vệ da khỏi những tác động bên ngoài lẫn bên trong. Tuy nhiên cơ chế này lại dẫn đến hình thành một điểm hoặc mảng da sẫm màu, tương phản với các vùng da xung quanh. Bên cạnh đó, da bị sạm đen cũng đi kèm với các biểu hiện như da khô, bong tróc, lão hóa, thiếu sức sống.
Da sạm nám tuy không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng tới yếu tố thẩm mỹ của khuôn mặt, gây mất tự tin đối với phái nữ, khiến họ lo lắng, ám ảnh vì làn da kém tươi tắn, trông già trước tuổi,…
Da sạm đen là tình trạng xuất hiện những mảng da sẫm màu thiếu sức sống
Những vùng da mặt bị sạm nám thường có màu nâu đậm với kích thước nhỏ hoặc mảng lớn. Ngoài ra, da bị sạm đen, xỉn màu cũng hiện diện ở các vị trí điển hình như sau:
Da thường dễ bị sạm ở những vùng da tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời như vùng mặt, vùng tay và vùng cổ
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ sẽ là đối tượng dễ bị nám sạm da hơn nam, bởi nội tiết tố cũng như thói quen sử dụng mỹ phẩm để dưỡng trắng, làm đẹp da nhưng lại không thể bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời. Sạm nám da thường gặp ở những đối tượng sau:
Có rất nhiều nguyên nhân gây sạm nám da đã được chứng minh, những nguyên nhân này có thể do tác động từ bên ngoài và cả bên trong, đôi khi lại là sự kết hợp cùng lúc nhiều yếu tố khiến da hình thành nên nám. Cùng tìm hiểu 10 nguyên nhân da bị sạm nám phổ biến sau đây nhé!
Da đen sạm có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý như: rối loạn chuyển hóa, hệ miễn dịch có vấn đề, thiếu hụt vitamin. Ngoài ra, chứng sạm da còn có thể là tác dụng phụ của việc điều trị nội tiết tố, hóa trị, thuốc kháng sinh, thuốc trị sốt rét, thuốc chống co giật,…
Yếu tố quyết định màu sắc của da là Melanin. Gần đây các nhà khoa học đã khám phá Melanin có đến hai loại là Melanin sáng màu (Pheomelanin) và Melanin tối màu (Eumelanin). Theo đó, ở những người sở hữu da đen sạm bẩm sinh, sắc tố Melanin tối màu được tổng hợp vượt trội hơn Melanin sáng màu.
Ngược lại, ở những người có làn da trắng, các Melanin sáng màu áp đảo hơn. Hiện tượng này cũng lý giải tại sao cùng ở một nơi, cùng tần suất tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay cùng được sinh ra trong một gia đình mà lại có người da trắng, có người da đen. Đó là vì cơ chế tổng hợp Melanin ở mỗi người là khác nhau và đã được quy định sẵn về tỷ lệ sắc tố trong da kể từ khi sinh ra.
Một số bệnh di truyền gây nám sạm da như:
Với tỉ lệ Melanin tối màu lớn hơn Melanin sáng màu từ khi sinh ra, làn da người Việt thường ngăm đen hơn làn da người Châu Âu
Khi bước sang tuổi 30, các Collagen trong da sẽ bắt đầu thất thoát đáng kể, dẫn đến sự suy yếu cấu trúc nền và xuất hiện tình trạng lão hóa. Quá trình lão hóa này không chỉ hình thành nếp nhăn, chùng nhão trên da mà còn tạo điều kiện để tia UV xâm nhập, khiến da trở nên đen sạm, thiếu sức sống.
Rối loạn nội tiết tố có thể khiến hormone MSH (hormone thúc đẩy tăng sản sinh Melanin dưới da) không còn được kiểm soát, từ đó tăng sản xuất sắc tố Melanin. Các đối tượng thường gặp tình trạng này bao gồm phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú và phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh.
Tia cực tím là nhân tố gây ra 80% dấu hiệu lão hóa cho phụ nữ, điển hình là tình trạng da sạm đen. Theo đó, khi da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, tế bào Melanocytes sẽ tăng cường sản xuất Melanin để bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV. Tuy nhiên, sự sản sinh Melanin quá mức (đặc biệt là Melanin tối màu) sẽ gây ra sạm da.
Khói bụi được sinh ra từ các hoạt động sản xuất, phương tiện giao thông đi lại và vật liệu xây dựng… bụi bẩn với kích thước phân tử siêu nhỏ không chỉ bám trực tiếp lên da, gây bít tắc lỗ chân lông, mà còn làm tăng các gốc tự do ROS (Reactive oxygen species). ROS góp phần làm cấu trúc nền của da bị suy yếu, dẫn đến da nhanh lão hóa, dễ bị ánh nắng mặt trời tấn công gây ra tình trạng da ngăm đen, sạm nám.
Các chất gây độc rất đa dạng, có thể là các chất tẩy rửa, thuốc trị bệnh, dầu mỏ, than đá, chất màu trong công nghiệp. Nếu tiếp xúc lâu với những chất này, nó có thể thấm qua da hoặc đi vào cơ thể qua đường hô hấp, tiêu hóa làm tăng sự nhạy cảm của da với ánh sáng, khiến vùng da đó ngày càng sạm đen.
Ánh sáng xanh từ máy tính gây tăng sản sinh Melanin, hình thành quầng thâm mắt và sạm da. Ngoài ra, thường xuyên ngủ muộn cũng khiến cơ thể mệt mỏi, cản trở quá trình tái tạo da khiến da bị xỉn màu và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Thói quen ăn nhiều bột đường có thể gia tăng sản sinh AGEs (sản phẩm đường hóa cuối cùng). AGEs không chỉ bẻ gãy Collagen, làm da lão hoá da mà còn kích thích tế bào Melanocytes tăng hoạt động dẫn đến hình thành Melanin dư thừa khiến da bị ngăm đen, sạm nám. Bên cạnh ăn quá nhiều bột đường thì chế độ dinh dưỡng kém, không đủ chất chất để nuôi dưỡng da, khiến da khô và sạm hơn.
Sử dụng mỹ phẩm có chứa thành phần gây hại như chất tẩy trắng da, chất tẩy rửa mạnh khiến da bị bào mòn, mỏng và yếu đi, từ đó làm tăng độ nhạy cảm với ánh nắng, gây nên sạm da.
Nám khá khó để điều trị nhưng để làm giảm sạm đen da thì có rất nhiều cách. Chúng ta có thể sử dụng kem đặc trị với đúng liều lượng hoặc những nguyên liệu tự nhiên để giảm sạm nám, giúp da mịn màng hơn, bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho da, đặc biệt là phải tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Tham khảo 4 cách trị sạm nám da mặt cơ bản sau đây:
Chứa thành phần như Retinoic acid, Kojic acid, Azelaic Acid… các loại kem/serum làm trắng da hỗ trợ làm bong tróc tế bào sừng xỉn màu trên bề mặt da, từ đó làm mờ mảng da sẫm màu, cho cảm giác da đều màu hơn.
Tuy vậy, giải pháp này chỉ dừng lại ở mức độ hỗ trợ chứ không tác động đến gốc rễ gây sạm da là sắc tố Melanin. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng sản phẩm theo đúng chỉ định và theo dõi từ bác sĩ. Đồng thời, ưu tiên kem/serum trị sạm phù hợp với tính chất da, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và uy tín.
Chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa (vitamin C, A, E, Lycopene..) và một số acid trái cây, các loại mặt nạ như bột yến mạch, cà chua, chuối, mật ong, chanh tươi…. cho cơ chế tác động đến lớp thượng bì của da, làm bong tróc nhẹ tế bào chết và cung cấp độ ẩm tự nhiên. Từ đó, hỗ trợ làm mờ vùng da bị sạm, tạo cảm giác da sáng và mềm ẩm sau mỗi lần đắp.
Gợi ý 3 công thức mặt nạ thiên nhiên làm mờ sạm nám da:
Thực hiện đắp mặt nạ thiên nhiên từ 2-3 lần/tuần và đừng quên thoa kem dưỡng ẩm sau khi đắp để duy trì hiệu quả.
Tuy nhiên, xét về bản chất, các dưỡng chất có trong mặt nạ chỉ tạm trú trên bề mặt da, chưa tác động sâu vào hàng rào sinh học bên trong để giảm hình thành Melanin, do đó phương pháp đắp mặt nạ tự nhiên chỉ mang đến hiệu quả tạm thời và ngắn hạn, không có tác dụng cải thiện màu da trắng sáng như nhiều chị em lầm tưởng.
Chưa kể, một số thành phần trong mặt nạ tự nhiên có thể gây ra một số phản ứng phụ trên da như bỏng rát, mẩn đỏ, ngứa da, khô và bong tróc da nhẹ.
Vì vậy, nếu sở hữu làn da nhạy cảm, tốt nhất bạn nên hạn chế sử dụng phương pháp này. Đồng thời, cần lưu ý chống nắng kỹ càng cho da trước khi ra ngoài vì một số trái cây có tính acid có thể gây bào mòn, làm da mỏng yếu và sạm đen hơn.
Đắp mặt nạ từ nguyên liệu tự nhiên chỉ cấp ẩm cho da, không có tác dụng làm mờ sạm nám như nhiều người lầm tưởng
Chiếu tia Laser là liệu pháp sử dụng ánh sáng có cường độ cao tác động lên vùng da sạm, từ đó hỗ trợ làm mờ mảng da đen sạm, tối màu, thiếu sức sống.
Lưu ý, khi lựa chọn phương pháp này, bạn nên cân nhắc thực hiện ở những cơ sở uy tín, bác sĩ có trình độ chuyên môn và tay nghề cao. Bởi chiếu tia laser không đúng kỹ thuật có thể tăng nguy cơ kích ứng da, khiến da nhiễm trùng, mẩn đỏ, tăng sắc tố sau viêm và để lại sẹo.
Khi lựa chọn liệu pháp tia laser, bạn cần lưu ý thực hiện ở cơ sở uy tín, bác sĩ có tay nghề cao để bảo vệ sức khỏe làn da
Cơ sở khoa học của lột da hóa học làm trắng da là sử dụng các hoạt chất có tính chất tiêu sừng như alpha hydroxy acid (AHA) gồm acid citric, acid glycolic, acid lactic… hay beta hydroxy acid (BHA) như acid salicylic để kích thích quá trình bong tróc da, từ đó làm mờ vùng da sạm đen, cải thiện tích cực một số vấn đề da.
Tuy nhiên, trước khi thực hiện liệu pháp này, bạn cần được bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia thẩm mỹ thăm khám kỹ càng vì thay da hóa học cần được chỉ định phù hợp với tính chất da, đúng trường hợp để đạt được hiệu quả tốt, hạn chế những tai biến và tác dụng phụ không mong muốn.
Khắc phục da sạm đen bằng viên uống đang là mối quan tâm hàng đầu của các chị em hiện nay. Không chỉ tập trung tác động bên trong cải thiện sâu các mảng da sạm nám, thiếu sức sống, mà còn nuôi dưỡng làn da sáng mịn, đều màu. Mặc dù vậy, thị trường hiện nay đang bị bủa vây trong ma trận sản phẩm đường uống trị sạm cấp tốc, trôi nổi, kém chất lượng. Nếu không cảnh giác, làn da phụ nữ sẽ bị hủy hoại, ảnh hưởng tiêu cực trong thời gian dài.
Do đó bạn nên chú ý lựa chọn viên uống trị sạm da đáp ứng đúng các tiêu chí như sau:
Đáp ứng các tiêu chí trên, RiTANA – viên uống đẹp da thế hệ mới được sản xuất tại Mỹ dần thu hút sự quan tâm của phái đẹp. Sản phẩm chứa các thành phần đã được kiểm chứng hiệu quả qua nghiên cứu khoa học như:
Chỉ số Melanin giảm rõ rệt sau 4 tuần sử dụng Glutathione trong viên uống đẹp da RiTANA (Nguồn: Chulalongkorn University)
Các thành phần trên hòa quyện với nhau theo tỉ lệ vàng, giúp các chị em khắc phục da sạm đen bằng 2 mũi tiến công:
Với chiết xuất từ thiên nhiên, viên uống RiTANA giúp cải thiện làn da sáng đẹp, mịn màng từ sâu bên trong
Được bào chế dưới dạng viên uống tiện lợi, có thể mang theo bất cứ nơi đâu, phù hợp cho những người bận rộn. Sản phẩm được sản xuất theo công nghệ hiện đại, độc quyền từ Mỹ đảm bảo an toàn và được nhiều hoa hậu tin dùng.
Hoa hậu Khánh Vân chia sẻ: “Lịch trình làm việc dày đặc cùng với việc phải tiếp xúc nhiều với ánh nắng khiến da của Vân rất dễ khô và sạm đen. Khi biết đến RiTANA thông qua sự giới thiệu của chuyên gia sức khỏe, da Vân trở nên trắng hồng và sáng mịn hơn sau 3 tuần sử dụng.”
Viên uống RiTANA chính là bí quyết giúp Hoa hậu Khánh Vân sở hữu làn da trắng hồng và rạng ngời sức sống
Nám sạm da không chỉ khiến các chị em tự ti về vẻ ngoài mà còn là biểu hiện của làn da suy yếu, đề kháng kém. Đặc biệt, đối với người có làn da bị sạm đen theo thời gian thì cần áp dụng các biện pháp tăng cường sức khỏe cho da bằng cách kết hợp “nội công ngoại kích”:
Người dùng có thể mua viên uống RiTANA tại các nhà thuốc trên toàn quốc hoặc đặt hàng trực tuyến tại website ecogreen.com.vn.
Thâm mụn là kẻ thù xấu xí của làn da, khiến bạn mất tự tin khi đi ra ngoài hay giao tiếp với mọi người. Nếu tình trạng này liên tục tái diễn mà không có biện pháp cải thiện thì làn da sẽ ngày càng tồi tệ hơn. Vậy liệu có cách trị thâm
Hiện có khá nhiều cách trị thâm mụn nặng, nhưng không phải ai cũng tìm ra được giải pháp phù hợp và đạt kết quả như ý. Hãy tìm hiểu xem cách nào để thoát khỏi những vết mụn thâm lâu năm hiệu quả nhất? Mục lục1. Sạm da là gì? 2. Biểu hiện nào nhận biết
Nám chân sâu là nám ở lớp bì của da, thường gặp ở phụ nữ sau 35 tuổi do nhiều nguyên nhân. Để điều trị nám chân sâu hiệu quả, cần tác động đến quá trình tổng hợp Melanin. Nám là tình trạng rối loạn sắc tố trên da, thường xuất hiện dưới dạng các
Có nhiều cách trị đồi mồi trên da ngay tại nhà hoặc đến cơ sở thẩm mỹ. Tuy nhiên, nếu không tìm hiểu rõ về tình trạng rối loạn sắc tố da này, bạn sẽ khó tìm được phương pháp hiệu quả. Hãy khám phá những điều cần biết về đồi mồi trên da trong
Nổi đồi mồi trên tay là một trong những vấn đề ảnh hưởng đến thẩm mỹ, vì vậy được rất nhiều người quan tâm chữa trị. Vậy, đồi mồi xuất hiện là do đâu, đồi mồi có nguy hiểm không và có chữa hết được không? Cách điều trị và phòng ngừa thế nào cho
Nám chân đinh là nỗi ám ảnh của phái đẹp và thường gặp phải ở những phụ nữ sau 35 tuổi. Theo các chuyên gia, đây là loại nám rất khó điều trị bởi chân nám đã ăn sâu vào lớp biểu bì của da. Vậy nám chân đinh là gì? Nguyên nhân do đâu